Archive for the ‘ Hiđrocacbon thơm ’ Category

Bài tập chương 7: Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên (SGK Hóa học 11 NC)

Bài 46: Benzen và ankylbenzen

Bài tập 1 – trang 191 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao
Điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào các dấu [ ] ở mỗi câu sau:
a) Benzen là một hiđrocacbon không no.                       [ ]
b) Benzen là một hiđrocacbon thơm.                             [ ]
c) Ở benzen, 3 liên kết đôi ngắn hơn 3 liên kết đơn.      [ ]
d) Ở benzen, 6 liên kết cacbon – cacbon đều như nhau.[ ]
e) Ở benzen, 6C tạo thành một lục giác đều.                  [ ]
g) Ở xiclohexan, 6C tạo thành một lục giác đều.           [ ]

Bài tập 2 – trang 191 – SGK – Hoá học 11 – Nâng cao
Hãy cho biết vì sao người ta biểu diễn công thức cấu tạo của benzen bằng một hình lục giác đều với một vòng tròn ở trong.

Tiếp tục đọc

Bài tập chương 7: Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa về hiđrocacbon (SGK hóa học 11 CB)

Bài 35: Benzen và đồng đẳng – Một số hiđrocacbon thơm khác

Câu 1

Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu đồng phân hiđrocacbon thơm?
A. 2                 B. 3                  C. 4                 D. 5

Câu 2

Toluen và benzen phản ứng được với chất nào sau đây: (1) dung dịch brom trong CCl4, (2) dung dịch kali penmanganat, (3) hiđro có xúc tác Ni, đun nóng, (4) Br2 có bột Fe, đun nóng? Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

Câu 3

Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp sau:
a) Toluen tác dụng với hiđro có xúc tác Ni, áp suất cao, đun nóng.
b) Đun nóng benzen với hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc.

Câu 4

Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất: benzen, hex-1-en và toluen. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng.

Tiếp tục đọc